Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

BẬT MÍ 7 BÍ QUYẾT VÀNG CHO MỘT QUẢN LÍ NHÀ HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

Nghề quản lí nhà hàng nhìn thì dễ nhưng không phải đơn giản, là người chịu trách nhiệm cho sự ổn định và phát triển của một tập thể. Họ cần có tầm nhìn bao quát, đa chiều, và hơn hết là một kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu cũng như kiến thức xã hội sâu rộng. Có thể ví von rằng, một người quản lí tốt và chuyên nghiệp giống như con sư tử đầu đàn, có tầm nhìn xa như một con đại bàng, và sự khôn khéo của một con cáo. Và hơn hết phải nắm được ý chí của tập thể, tạo dựng sự đoàn kết như một con sói khi săn mồi. Để có được những kĩ năng vàng của một người quản lí chuyên nghiệp không phải dễ, dưới đây là 7 kiến thức quan trọng đối với một người quản lí mà chúng tôi muốn chia sẽ






Khách hàng là Thượng Đế

Đối với các ngành dịch vụ nói chung, và ngành dịch vụ ăn uống nói riêng thì câu nói “ Khách hàng là thượng đế” là câu nói để đầu, là câu slogan vô vùng quen thuộc. Đó được coi là kim chỉ nam của tất cả các ngành dịch vụ, kinh doanh hướng đến.

Không ai có thể phủ nhận rằng, thị trường luôn biến đổi không ngừng và chất lượng dịch vụ luôn được các nhà kinh doanh nâng cao nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Trong lĩnh vực nhà hàng thì nhu cầu đồ ăn chất lượng cao nhưng giá rẻ luôn là yêu cầu chung của đa số thực khách.

Chính vì thế, ý kiến của khách hàng, nhu cầu của khách hàng luôn là ưu tiên số 1 của các nhà quản lí hướng tới.

Ngoài ra, người quản lí còn phỉa luôn lắng nghe và giải quyết những yêu cầu của khách hàng một cách thõa đáng và hợp lí nhất có thể. Bởi, không chỉ dịch vụ tốt, thức ăn ngon, mà nhu cầu và khiếu nại của khách hàng được giải quyết triệt để cũng là 1 điểm cộng rất lớn cho sự hài lòng của hách hàng. 

Quản lí nhân viên

Muốn có được sự thành công lâu dài trong kinh doanh nhà hàng là một hệ thống nhân lực lành nghề và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài kinh nghiệm nhìn người đúc kết quá nhiều năm để chọn được nhân viên tốt, người quản lí cần phải xác định được nhiệm vụ của từng nhân viên, xác định rõ công việc mà họ sẽ làm là gì để tuyển nhân sự một cách hợp lí.

Một bảng mô tả công việc chi tiết, nêu rõ yêu cầu và mong muốn của bạn, đi kèm trách nhiệm và phận sự của từng bộ phận tuyển dụng sẽ giúp bạn khoanh vùng được những ứng viên phù hợp.


Nhân viên là bộ mặt đại diện của một doanh nghiệp, do đó việc tạo cho nhân viên của mình một ý thức kỉ luật, tuân thủ qui định của công ty là rất quan trọng. Người quản lí cần phải phân công rõ công việc, nhiệm vụ cá nhân của mỗi nhân viên để giúp cho hệ thống quản lý được vận hành một cách suôn sẻ.

Song song đó, bạn cũng phải luôn luôn đào tạo, giúp nhân viên nâng cao nghiệp vụ, để đáp ứng được nhu cầu dịch vụ ngày càng cao và sự phát triển không ngừng của xã hội. Đồng thời, việc này cũng giúp cho nhà hàng không rơi vào tình trạng thừa nhân viên khi vắng khách, nhưng lại thiếu nhân viên khi đông khách bất chợt. Nhân viên được huấn luyện nghiệp vụ kĩ càng sẽ có được sự nhanh nhẹn khi phục vụ 

Quản lý quảng cáo

Quảng cáo là một phần rất quan trọng trong việc kinh doanh, thương hiệu của bạn có được nhiều người biết đến hay không, đều thông qua các hạng mục quảng cáo. Có thể xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thông qua quảng cáo một cách hiệu quả bằng cách thông qua các kênh truyền thông như: Báo chí, mạng xã hội, website, google,… Nhưng chiến lược marketting đòi hỏi phải có chiến lược cụ thể, kiến thức marketting nhất định, kế hoạch rõ ràng, dài hạn mới đem lại hiệu quả cho việc quảng bá thương hiệu.

Người quản lí cần phải nắm rõ thông tin về các chương trình marketting mà mình đang xây dựng, nhằm triển khai và bố trí nhân viên làm đúng với chương trình đưa ra. Tránh sự cố nhân viên không biết gì về chương trình, không làm đúng theo quảng cáo, sẽ gây ra sự khó chịu cực kì lớn cho khách hàng khi đến nhà hàng để hưởng chương trình quảng cáo. Đồng thời luôn tìm hiểu thị hiếu khách hàng để thay đổi kế hoạch marketting cho phụ hợp.
Quản lý dòng tiền tệ

Dòng tiền tệ có thể hiểu nôm na là số tiền mà doanh nghiệp phải chi ra và tổng số tiền thu vào cho trong một ngày, một tuần, một tháng hoặc một năm. Việc quản lí chặt chẽ thu chi của nhà hàng là điều cực kì quan trọng mà một người quản lí cần kiểm soát.
Việc thiết lập lịch sử kinh doanh của nhà hàng giúp bạn nắm rõ chi phí lương, tính tăng giảm, số lượng khách hàng và dự đoán doanh số trong tương lai.


Một quản lý giỏi luôn có những phác thảo kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và nắm rõ được chi phí định kỳ của nhà hàng, doanh thu, lợi nhuận thu về, điểm hòa vốn…
Lựa chọn phần mềm quản lý

Với sự phát triển hiện đại của công nghệ ngày nay, thì việc tìm ra một phần mềm quản lý nhà hàng thích hợp theo từng nhu cầu của doanh nghiệp không quá khó khăn. Thay vì làm mọi thứ bằng thủ công, sẽ mất thời gian và độ chính xác thấp, thì phần mềm quản lý bán hàng sẽ làm thay bạn đó có thể xem là một sự lựa chọn thông minh cho các nhà quản lí.


Với những ưu điểm là linh hoạt, độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều báo cáo tiện ích, giúp bạn tối ưu hóa việc quản lí. Đặc biệt, các phần mềm này sẽ giúp đỡ cho bạn rất nhiều trong việc quản lí dòng tiền tệ, với độ chính xác cao.
Lựa chọn địa điểm và bài trí nhà hàng


Lựa chọn vị trí kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, loại dịch vụ bạn lựa chọn, thì hiếu khách hàng khu vự,….Sau đây sẽ là một số gợi ý cơ bản để bạn đưa ra những địa điểm hợp lí cho nhà hàng:
Lưu lượng người qua lại, xem xét kĩ vị trí đó có phù hợp cho việc dừng chân lại của khách hàng hay không?
Lượng bán hàng dự kiến của doanh nghiệp muốn hướng tới.
Mục tiêu của bạn có phải là nhu cầu của dân cư khu vực đó hay không?
Việc đỗ xe rất quan trọng, nên xem xét kĩ vấn đề này
Những đối thủ xung quanh có làm ảnh hưởng đến loại dịch vụ mà bạn sắp triển khai hay không
Địa điểm đó có nằm trong dự án nhà nước hoặc địa phương hay không?


Không gian và thiết kế của nhà hàng là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thương hiệu và nét đặc trưng của nhà hàng, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Thông thường, 40-60% diện tích của nhà hàng dùng để bố trí chổ ngồi cho thực khách, phần trăm còn lại là dành cho sự phân bố của bếp, văn phòng và kho.

Ngoài ra, việc trang trí màu sắc của bàn ghế, trang trí không gian của nhà hàng cũng cần hài hòa và phụ hợp.


Quản lí thực đơn

Người ta ví món ăn là linh hồn của nhà hàng thì cuốn thực đơn chính là đại diện cho phần linh hồn đó. Cách trình bày và trang trí menu là yếu tố quyết định khách hàng có dừng lại đọc chăm chú hay chỉ lướt qua không quan tâm nhiều đến đầy rẫy những món ăn trong menu có. Việc thúc đẩy doanh thu, khiến thực khách quyết định thử thêm một món mới hay không, phụ thuộc vào yếu tố menu rất nhiều.

Một cuốn Menu đầy sáng tạo, trưng dụng hết ưu điểm của các món ăn, mang dấu ấn riêng của nhà hàng sẽ mang lại hiệu quả bán hàng rất tốt.

Menu không nên quá to, quá rườm rà, muộn cuốn menu gọn gàng sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn món ăn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét