Những con số, những công thức tính toán luôn là bạn đồng
hành, và cũng là nỗi sợ hãi với người kinh doanh. Nỗi sợ hãi ấy xuất phát từ
chính phức tạp rắc rối của những con số. Làm sao để gạt bỏ được điều này, Toàn
Cầu sẽ có câu trả lời ngay sau đây với chiếc máy tính tiền tiện dụng.
1. Máy tính tiền là gì
Thời xa xưa, máy đếm tiền đã được con người phát minh dưới dạng
bảng tính tay. Nó có thể bằng các con lăn bằng gỗ, que tính hoặc máy bằng tay
quay… Nhờ nó mà người xưa đã tính được
nhiều phép tính tổng hợp, dãy số dài. Và ngày nay vẫn chiếc máy ấy, chúng ta đã
cải tiến, phát minh chế tạo thêm nhiều bộ phận để tạo nên hình dáng mới của chiếc máy đếm tiền
thời hiện đại.
Rất hiện đại và rất gọn nhẹ, song không ai biết đằng sau
hình dáng kia là một thiết bị cơ học, điện tử
vô cùng thông minh; có thể đảm nhiệm vai trò tính tiền nhanh chóng, lưu
trữ các thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hóa đơn. Và đó là chiếc máy
tính tiền chúng tôi muốn nói đến.
Người đầu tiên sáng chế ra máy tính tiền là James Ritty. Sau
này, máy được các nhà khoa học tiếp tục sáng tạo để phù hợp với nhu cầu sử dụng
của con người.
2.Cấu tạo của máy tính tiền điện tử
Vì là một thiết bị cơ học, điện tử nên thành phần cấu tạo
nên máy tính tiền còn được gọi là máy tính tiền điện tử. Và các thành phần cấu
tạo nên máy cũng khác biệt so với nhiều loại thiết bị điện tử khác. Thông thường
máy tính tiền sẽ gồm 2 bộ phận chính là thân chính và các thiết bị ngoại vi.
a. Phần thân chính
của máy tính tiền
Thân chính là phần quan trọng nhất của máy tính tiền. Vì đây
là nơi đặt mạch điện tử dùng để tính tiền và lưu trữ các số liệu hàng hóa như
giá, phân nhóm, tổng kết doanh thu theo thời gian. Chỉ tiếng riêng bộ phận thân
máy, chúng có thể chứa được cả màn hình, phần máy in, bàn phím, vỏ máy…
Màn hình điện tử hay màn hình cảm ứng là nơi người dùng diễn
ra các thao tác tính toán tổng hợp đơn hàng. Một số loại máy hiện đại còn trang
bị cả màn hình hiển thị cho khách hàng theo dõi.
Máy in thiết kế nhỏ gọn dùng để in hóa đơn cho khách, lưu trữ
đơn hàng đã bán là máy in trống, máy in kim hay máy in nhiệt. Các cuộn giấy được
đưa vào hộp in, khi có đơn hàng chúng sẽ tự nhập số liệu và xuất bảng ghi đơn
hàng đã mua ra khỏi hộp in.
Giống như chiếc máy tính xách tay, máy đếm tiền điện tử có cả
phần bàn phím. Bàn phím này có thể riêng biệt hoặc cũng có thể tích hợp chung với
màn hình cảm ứng (áp dụng cho loại máy tính tiền điện tử sau này).
Và phần cuối cùng là vỏ máy và ổ khóa. Vì là thiết bị liên
quan đến doanh số, tiền tệ nên phần thân máy phải luôn phải bảo đảm an toàn. Tức
là người dùng không thể tự tháo gỡ phần mềm hay tự sửa các thông tin đã có
trong máy.
b.Thiết bị ngoại vi của
máy tính tiền
Ngay từ tên gọi đã cho ta biết thiết bị ngoại vi là những
thành phần nằm bên ngoài của máy. Phần này được liên kết với bộ phận chính để
thuận tiện cho việc sử dụng. Ngoài máy đọc mã vạch, máy nhận thẻ tín dụng, ngăn
kéo đựng tiền còn có thêm máy in hóa đơn ngoài và máy in nhà bếp. Máy in hóa
đơn ngoài thì dùng để in các hóa đơn khổ rộng, còn máy in nhà bếp thì dùng để gửi
các lệnh xuất hàng cho nhà bếp.
Nhiều loại máy tính tiền hiện đại còn được liên kết với máy
tính để người quản lý có thể nắm được số lượng đơn hàng, doanh thu thời điểm hiện
tại và lượng mặt hàng còn lại của cửa hàng.
Máy tính tiền luôn được xem là trợ thủ đắc lực của người bán
hàng, doanh nghiệp, các cơ quan kinh doanh. Với thiết bị này, chắc chắn bạn sẽ
giảm thiểu được gánh nặng công việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét